C15-19 Alkane
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
C15-19 Alkane (hay emosmart 19) là chất làm mềm không phân cực, có khả năng phân hủy sinh học nhanh chóng, không gây hại cho sức khỏe con người lẫn gây tổn hại cho môi trường.
Trong mỹ phẩm, C15-19 Alkane được sử dụng cho mục đích tạo nền dầu. Hoạt chất này tương thích cao với các loại dầu khác, giúp phân tán oxit titan và oxit kẽm. Ngoài ra, C15-19 Alkane còn góp phần giúp các hợp chất béo dễ dàng hòa tan.

Alkane dễ dàng điều chế và có sự ổn định nhờ tính chất là dầu trơ và không phân cực, thậm chí trong điều kiện khắc nghiệt nhất (pH/ môi trường oxy hóa/ khử oxy hóa,…)
Các nhà sản xuất dùng C15-19 Alkane trong vai trò là chất làm mềm thay thế tuyệt vời cho dầu silico. Nhờ có nguồn gốc từ thực vật, C15-19 Alkane đạt độ tinh khiết cao, lành tính, an toàn. Sau thời gian sử dụng mỹ phẩm chứa C15-19 Alkane, làn da bạn sẽ được cải thiện, trở nên mềm mại hơn rất nhiều.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Geraniol được biết đến là loại rượu terpene có nguồn gốc tự nhiên. Terpene là nhóm các loại hợp chất hữu cơ từ thực vật, thường có mặt trong các loại tinh dầu của một số loại cây có hương thơm.
Geraniol có mùi thơm rất mạnh, trong tự nhiên mùi này được tỏa ra mục đích bảo vệ thực vật khỏi những động vật ăn cỏ và thu hút lại các động vật ăn thịt cùng với ký sinh trùng từ động vật ăn cỏ.

Trong ngành mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da, các nhà sản xuất thường bổ sung thành phần geraniol vào công thức sản phẩm để tạo mùi thơm. Trong các loại tinh dầu hoa hồng, dầu sả hoa hồng palmarosa, dầu sả java, chúng ta có thể tìm thấy geraniol là thành phần chính, chiếm tỷ lệ chủ yếu.
Ngoài ra, geraniol trong tinh dầu của cây phong lữ, chanh và các tinh dầu thực vật khác cũng góp một lượng nhỏ. Chưa kể, các tuyến hương bên trong mật ong cũng tạo ra để làm dấu cho các hoa mang mật hoa.
Được sản xuất chủ yếu ở dạng dầu không màu và vàng nhạt, geraniol không hòa tan trong nước tuy nhiên thành phần này lại hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
Collagen là gì?
Collagen là một loại protein cứng, dạng sợi và không hòa tan. Chúng rất dồi dào khi chiếm tới 1/3 lượng protein của cơ thể. Hầu hết các phân tử của collagen được liên kết với nhau nhằm tạo thành các sợi mỏng và dài. Collagen được xem như một loại keo dán, giữ cho tất cả các mô tế bào dính chặt vào nhau.
Collagen mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể con người, không chỉ giúp da khỏe mạnh và đàn hồi mà còn giúp hỗ trợ xương, dây chằng, cơ bắp, sụn cũng như các cơ quan nội tạng. Nhiều chế phẩm collagen còn được sử dụng trong điều trị đau khớp kết hợp với nhiều loại viêm khớp và phẫu thuật; điều trị đau lưng, đau cổ và đau sau chấn thương.

Có hai loại collagen:
-
Collagen nội sinh: Do cơ thể chúng ta tự tổng hợp, loại collagen này đảm nhận một số chức năng quan trọng. Vì thế, việc suy giảm collagen nội sinh sẽ có liên quan tới một số vấn đề về sức khỏe.
-
Collagen ngoại sinh: Đây là loại collagen tổng hợp từ một nguồn bên ngoài cơ thể.
Thành phần của collagen có ít nhất 16 loại và trong đó có 4 loại chính, bao gồm:
-
Loại I: Được cấu tạo từ các sợi dày đặc và chiếm 90% lượng collagen trong cơ thể. Thành phần này góp phần tạo nên cấu trúc của gân, sụn sợi, mô liên kết, răng, cấu trúc da và xương.
-
Loại II: Được tạo ra từ các sợi lỏng lẻo hơn và có trong sụn đàn hồi và đệm khớp.
-
Loại III: Loại này có tác dụng hỗ trợ cấu trúc của khối cơ bắp, động mạch,...
-
Loại IV: Thành phần này có trong da và nó có tác dụng hỗ trợ quá trình thanh lọc.
Điều chế sản xuất collagen
Các sản phẩm chức năng bổ sung collagen trên thị trường hiện nay phần lớn đều có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là lợn, bò và cá. Thông thường, các thực phẩm bổ sung chứa collagen loại I, II, III hoặc hỗn hợp cả ba loại. Collagen được cung cấp cho cơ thể chủ yếu dưới các dạng sau:
-
Collagen thủy phân: Còn được gọi là collagen hydrolyzate hoặc collagen peptide, được chia thành các đoạn protein nhỏ hơn gọi là axit amin;
-
Gelatin: Collagen trong gelatin chỉ bị phân hủy một phần thành các axit amin.
-
Nguyên sơ: Ở dạng thô - protein collagen vẫn còn nguyên.
Trong số ba dạng nêu trên, collagen thủy phân được cơ thể hấp thụ hiệu quả nhất. Nghĩa là, collagen dưới bất kỳ dạng nào được đưa vào cơ thể đều được thủy phân thành các axit amin thì cơ thể mới có thể hấp thụ dễ dàng để xây dựng collagen và các dạng protein cần thiết khác trong các mô cơ quan.
Collagen trên thực tế có thể tự tổng hợp thông qua sử dụng các axit amin từ các loại thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, để tăng cường lượng collagen và các lợi ích khác cho cơ thể thì bạn cần phải bổ sung thêm chúng.
Cơ chế hoạt động
Collagen bắt nguồn từ các nguyên bào sợi, là những tế bào da chuyên bào chuyên biệt nằm dưới lớp trung bì có chức năng sản xuất ra các sợi, mà chủ yếu là Collagen, elastin (protein giúp da có thể hồi phục lại).

Khi nhận được tín hiệu sản xuất collagen, nguyên bào sợi sẽ kết hợp những thành phần acid amin cần thiết lại dưới xúc tác của Vitamin C và một số chất khác tổng hợp ra những tiểu đơn vị collagen ngắn được gọi là procollagen.
Sau khi được chuyển ra khỏi tế bào sợi, những đơn vị này kết hợp với nhau để tạo thành những phân tử collagen hoàn chỉnh, tiếp tục xoắn lại trở thành các loại sợi, xây dựng kết cấu cho làn da, xương, mạch máu, cơ bắp và nhiều bộ phận khác.
Dicaprylyl ether là dầu gốc thực vật. Nó mang lại cảm giác khô và không nhờn cho da và do đó được sử dụng như một chất dưỡng da, chất làm mềm và dung môi trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Dicaprylyl ether là gì?
Dicaprylyl ether là một chất lỏng nhờn trong suốt, không màu và không mùi, hoạt động như một chất làm mềm lan nhanh với cảm giác khô da.
Dicaprylyl ether là một loại dầu có nguồn gốc thực vật. Đôi khi được gọi là ete dioctyl hoặc tên thương hiệu của nó là Cetiol OE. Tên hóa học: Dioctyl Ether.
Điều chế sản xuất
Dicaprylyl ether là chất nhũ hóa và chất dưỡng da có nguồn gốc từ axit caprylic được sử dụng chủ yếu để tạo vẻ mềm mại và mịn màng cho da. Axit caprylic là một axit béo có trong hạt cọ và dầu dừa.
Dicaprylyl ether có nguồn gốc từ axit caprylic
Cơ chế hoạt động
Dicaprylyl ether có nguồn gốc từ dừa và/hoặc dầu hạt cọ. Các axit béo từ dầu được este hóa và sau đó được chưng cất để tách rượu capryl. Etherification (khử nước) sau đó được thực hiện với rượu capryl để tạo thành dicapryl ete và nước.
Clay (đất sét) là gì?
Con người đã dùng một trong số các loại clay (đất sét) như kaolin hoặc bentonite để làm mặt nạ. Đất sét xanh hoặc đất sét trắng thường được làm mặt nạ… Trong mặt nạ clay chứa nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho da như là canxi, magie, silica, đồng, sắt và kali.
Thông thường mặt nạ đất sét thường được sản xuất ở dạng bột, người sử dụng phải trộn đều với nước tạo thành hỗn hợp sệt bôi lên da. Để tiện dụng hơn, các công ty sản xuất ra nhiều sản phẩm dạng sệt như kem hoặc bùn có thể đắp trực tiếp lên da.

Với những ưu điểm chiết xuất từ thiên nhiên và hiệu quả lành tính đã thu hút người tiêu dùng. Clay kaolin với những tác dụng giảm dầu nhờn, giảm mụn hay giúp che khuyết điểm trên da rất được ưa chuộng.
Kaolin là kết quả của quá trình biến đổi tự nhiên của fenspat. Fenspat và các silicat khác thường được tìm thấy trong lớp trầm tích, chiếm phần lớn lượng khoáng chất và có phạm vi rộng. Nhóm chất này bao gồm những thành phần hóa học như sau: 8% Alumina, 46,3% silica và 13,9% nước.
Clay kaolin hay khoáng vật kaolin bắt nguồn từ từ Gaoling (Kao-Ling) – một ngọn đồi ở Trung Quốc (thị trấn Cảnh Đức, Tỉnh Giang Tây, TQ), được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1867 tại Brazil.
Ngày nay, kaolin còn được tìm thấy ở nhiều nơi như châu Mỹ như Brazil, Hoa Kỳ, châu Âu như Đức, Pháp, Anh, hay châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc…
Clay thường được tìm thấy ở vùng có khí hậu nóng ẩm, rừng mưa nhiệt đới, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ. Yếu tố thời tiết quyết định đến loại kaolin được hình thành, và được phân chia thành nhiều loại khác nhau.
Kaolin trắng sẽ hình thành trong điều kiện đất mềm, kết quả của quá trình hóa hóa học của các khoáng chất silicat nhôm như fenspat. Tác dụng của lượng oxit sắt sẽ làm biến đổi màu sắc của Kaolin nó sẽ tạo thành dải màu từ đỏ, hồng, cam, cam nhạt và vàng.
Điều chế sản xuất
Người ta điều chế clay bằng cách nghiền thành bột có kích thước từ 325mesh trở xuống. Đem trộn bột, nước và chất phân tán làm cho nó thành 4500 - 6000mesh. Lấy bùn siêu mịn sấy khô và đánh tan, rồi nung thêm 1 - 3% chất trắng trong tổng trọng lượng khi nung. Chất trắng được tạo ra bởi than, natri sunfat và natri clorua, theo trọng lượng hỗn hợp 10: 0,3: 0,2, nhiệt độ nung nên là 970℃ - 990℃.
Cơ chế hoạt động
Theo lý thuyết, clay mang các phân tử điện tích âm, bám vào các phân tử hoặc ion mang điện tích dương của độc tố và vi khuẩn hữu cơ, clay giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể nên được dùng làm mặt nạ.
Sau khi đắp mặt nạ, da mặt căng lên khi khô, lúc này, bã nhờn thừa và bụi bẩn bị tắc nghẽn trong lỗ chân lông cũng bị hút lên trên bề mặt da. Sau khi đắp xong rửa trôi lớp mặt nạ, đồng thời sẽ rửa luôn các độc tố bị nó hút vào.
Colloidal oatmeal là gì?
Từ lâu, yến mạch đã là nguyên liệu được chị em yêu thích vận dụng vào cơ chế ăn kiêng, giảm cân. Bên cạnh đó, bột yến mạch còn được chị em kết hợp cùng sữa chua để làm mặt nạ giúp da sáng, giảm mụn rất hiệu quả.
Trong thành phần của yến mạch có chứa 66% carbohydrate; 11,2% protein; 9,2% chất béo; 7,1% chất xơ cùng các nguyên tố khoáng chất vi lượng natri, canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium… Bên cạnh đó còn có các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5% mang lại lợi ích cho sức khỏe lẫn chăm sóc da.

Vì những công dụng nói trên, không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất mỹ phẩm đã mang bột yến mạch vào sản xuất các loại mỹ phẩm, đặc biệt là sản phẩm giảm ngứa, đỏ và làm dịu da.
Colloidal Oatmeal là loại bột yến mạch dạng keo có nguồn gốc từ hạt yến mạch, thành phần hóa học gồm polysaccharides, lipid, protein, flavonoid, khoáng chất và vitamin. Colloidal Oatmeal được đánh giá là cứu tinh cho những làn da nhạy cảm khi có khả năng làm dịu tức thì, kháng viêm, làm ẩm da cũng như góp phần làm tăng sức đề kháng cho màng bảo vệ da tự nhiên. Ngoài ra, Colloidal Oatmeal được dùng như liệu pháp trợ giúp ở trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng, làm giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid ngoài da.
Colloidal oatmeal đã được FDA chấp thuận vào năm 2003 như một chất bảo vệ da tự nhiên. Thành phần này an toàn, lành tính, ít gây kích ứng da nên những sản phẩm có chứa Colloidal Oatmeal đều có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Colloidal Oatmeal có nhiều dạng, gồm bột, gel, kem và có mặt trong các sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu, xà phòng, thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, một số loại dưỡng da chứa bột yến mạch keo được dành riêng cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như chàm, viêm da cơ địa, vảy nến,…
Điều chế sản xuất
Colloidal Oatmeal được sản xuất làm bằng cách nghiền hạt yến mạch trong một nền nước hoặc dầu thành bột mịn và đun sôi để tạo thành bột yến mạch keo. Ngày xưa, việc sản xuất bột yến mạch keo khá khó điều chế do phải xay nhiều lần, sàng lọc qua nhiều bước để tách cám yến mạch, loại bỏ vỏ và tạp chất tránh kích ứng cho da và gây xước da.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, người ta sử dụng máy quay và xay ly tâm hạt yến mạch, sau đó để một vài phút đã cho một thành phẩm mềm mịn.

Cơ chế hoạt động
Nghiên cứu cho thấy, bột yến mạch dạng keo có thể hoạt động như một chất làm sạch, dưỡng ẩm, làm dịu da và chống viêm bảo vệ.
Disodium Edta là gì?
Ethylene diamine tetraacetic acid, viết tắt là EDTA, là một loại axit hữu cơ mạnh. NH2 và 4 gốc carboxyl COOH là hai nhóm amin được chứa trong cấu trúc của EDTA.
EDTA và các muối của nó thường ở dạng tinh thể hoặc dạng bột màu trắng, không bay hơi, có độ tan cao trong nước, có độ pH 10.5 – 11.5.
Có hai dạng EDTA chính thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân gồm Tetrasodium EDTA và Disodium EDTA. Tetrasodium EDTA và Disodium EDTA khác nhau ở cấu trúc của các phân tử và độ pH. Nhưng hai loại này lại có công dụng tương tự nhau khi được ứng dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Disodium EDTA có khả năng cô lập các ion kim loại nặng, giúp sản phẩm không bị tác động bởi các phản ứng hóa học giữa kim loại và các hợp chất khác, tạo sự ổn định cho sản phẩm.
Ngoài ra, chất này có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và tóc như một chất bảo quản, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm men và nấm mốc trong sản phẩm chăm sóc da. Tuy chất bảo quản không tốt khi dùng nhưng chúng giúp kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm. So với một số chất bảo quản tự nhiên, chất bảo quản tổng hợp cũng ít gây kích ứng da hơn và ít có khả năng tương tác với các thành phần khác trong công thức.
Ngoài công dụng chính là chất bảo quản, Disodium EDTA cũng được sử dụng để cải thiện khả năng tạo bọt của sản phẩm. Do đó EDTA thường có mặt trong xà phòng và chất tẩy rửa.

Điều chế sản xuất
EDTA lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1935 bởi Ferdinand Münz từ sự kết hợp của Ethylenediamine và Acid chloroacetic. Ngày nay, EDTA chủ yếu được tổng hợp từ Ethylenediamine, Formaldehyd và Natri cyanide.
Cơ chế hoạt động
Một trong những chức năng của Disodium EDTA là đóng vai trò như một tác nhân tạo phức. Disodium EDTA liên kết với các ion kim loại nặng và các nguyên tố vi lượng có trong nước cứng (loại nước có chứa hàm lượng các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion), từ đó làm cho chúng không còn hoạt động để ngăn chặn tác động bất lợi của chúng với sự ổn định của sản phẩm. Cụ thể, thành phần này ngăn không cho các kim loại này đọng trên da, tóc và da đầu. Sau khi các ion kim loại liên kết với EDTA, các ion kim loại vẫn ở trong dung dịch nhưng tính chất phản ứng giảm dần.
Các ion kim loại liên kết trong mỹ phẩm có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên có thể có tạp chất kim loại. Ngoài ra, hệ thống nước hoặc các dụng cụ kim loại có thể chứa tạp chất. Nếu không được khử hoạt tính, các ion kim loại này có thể làm hỏng các sản phẩm mỹ phẩm bằng cách làm giảm độ trong, làm mất tính toàn vẹn của nước hoa và gây ra mùi ôi.
Mặc dù nước cứng không gây hại cho sức khỏe nhưng có thể làm ảnh hưởng đến tóc và da. Nước cứng làm tăng nguy cơ tích tụ kim loại trên tóc, khiến tóc nhuộm nhanh bị mất màu và làm tăng nguy cơ gãy rụng. Đồng thời nước cứng còn khiến việc rửa sạch da với xà phòng trở nên khó khăn hơn, dẫn đến da sẽ dễ bị khô và kích ứng. Disodium EDTA giúp chống lại tác động gây hại của nước cứng lên da. Nhờ đó, chất này đã được chọn để trở thành một thành phần đặc biệt trong các chất tẩy rửa trên da.
Việc Disodium EDTA hoạt động bằng cách liên kết với các ion kim loại trong dung dịch giúp ngăn các công thức mỹ phẩm không bị biến chất. Disodium EDTA bảo vệ tính toàn vẹn của các sản phẩm chăm sóc da, không làm thay đổi độ pH, mùi hoặc kết cấu. Ngoài ra, khi liên kết với canxi, sắt hoặc magiê, Disodium EDTA giúp tăng cường khả năng tạo bọt và làm sạch nên được sử dụng phổ biến trong các công thức chăm sóc da như một chất đồng bảo quản.
Taurine là gì?
Taurine có tên hóa học là 2-aminoethanesulfonic acid hay còn được gọi là Acid amin sulfonic, xuất hiện trong cơ thể con người một cách tự nhiên với một lượng lớn trong não, võng mạc, tim và các tế bào máu (tiểu cầu). Chất này có nhiều chức năng quan trọng đối với sức khỏe. Các loại thực phẩm mang đến nguồn Taurine dồi dào là thịt, cá và trứng.

Cơ thể thường tự tạo ra Taurine. Nhưng với những trường hợp cơ thể không tự tạo ra Taurine, cần phải dung nạp Taurine từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng. Sữa mẹ rất giàu Taurine. Trẻ em không có khả năng tạo ra chất này, nếu không được bú mẹ sẽ không nhận đủ Taurine. Vì vậy Taurine thường được thêm vào sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
Taurine được dùng để điều trị suy tim sung huyết (CHF), viêm gan, bệnh tiểu đường. Dạng Acid amin này cũng được sử dụng cho hoạt động thể thao để tăng cường năng lượng.
Điều chế sản xuất
Con người có thể hấp thụ trực tiếp Taurine từ chế độ ăn uống hoặc qua quá trình sinh tổng hợp ở gan. Taurine là sản phẩm trung gian của quá trình chuyển hóa Methionine và Cysteine, Acid cysteine sulfinic, được khử Carboxyl hóa thành vùng dưới nước bởi Cysteine sulfinic acid decarboxylase (CSAD) và sau đó bị oxy hóa để tạo ra Taurine.
Cơ chế hoạt động
Taurine có chức năng chính là kết hợp với các Acid mật và Glycine cũng như tham gia nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng. Chất này có nồng độ cao trong các mô cơ thể, trên võng mạc, bạch cầu và có chức năng chống oxy hóa hoặc bảo vệ cơ thể khỏi các chất phóng xạ. Taurine còn hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của thần kinh trung ương và thị lực của đứa trẻ trước cũng như sau khi sinh. Ngoài ra, taurine còn có khả năng ngăn ngừa tác động của một số thành phần độc hại do cơ thể sinh ra.
Acid chlorogenic là gì?
Acid chlorogenic là một sản phẩm tự nhiên phenolic, thành phần này được phân lập từ trái và lá của cây dicotyledonous, hạt cà phê, ulmoides eucommia, cây kim ngân hoa. Cấu trúc của thành phần axit chlorogenic là este của axit caffeic với nhóm axit quinic 3-hydroxyl, là một hợp chất phenolic chính trong cà phê xanh. Từ lâu hợp chất này được gọi là chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu sau khi ăn.

Chlorogenic acid là một trong những nguyên nhân gây ra vị đắng trong cà phê, nó còn nhiều điều liên quan đến sức khỏe của chúng ta.
Trong quá trình rang cà phê, do thay đổi nhiệt hình thành lactones chlorogenic góp phần nâng cao vị đắng. Nếu hàm lượng chlorogenic acid trong cà phê xanh cao tạo nên mùi không mong muốn của cà phê, vì trong quá trình rang các chất tạo thành oxy hóa.
Điều chế sản xuất
Có một số nghiên cứu tại Việt Nam về tách chiết acid chlorogenic từ cà phê nhân (cà phê xanh) tuy nhiên còn nhỏ lẻ chưa được đưa vào sản xuất. Đây là hướng nghiên cứu mới về thu nhận acid chlorogenic dùng sản xuất thực phẩm chức năng từ cà phê nhân. Ở Việt Nam có thế mạnh về nguyên liệu cà phê. Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng trong phòng tránh nguy cơ béo phì cũng khá lớn. Vì vậy nhu cầu phát triển sản phẩm đặc biệt này là cấp bách. Vì vậy, đề tài xây dựng quy trình công nghệ, mô hình thiết bị để sản xuất acid chlorogenic từ hạt cà phê xanh bằng công nghệ lên men được quan tâm. Từ đó đưa ứng dụng này sản xuất thực phẩm chức năng, đẩy mạnh kinh tế và đa dạng hóa sản phẩm từ cà phê, nguồn nguyên liệu phong phú của Việt Nam.
Quy trình công nghệ tách chiết, thu nhận acid chlorogenic từ hạt cà phê xanh đã được xây dựng với độ tinh sạch 90%, hiệu suất đạt 1,2%. Mô hình công nghệ, thiết bị sản xuất acid chlorogenic phòng thí nghiệm quy mô 5kg nguyên liệu/mẻ và quy mô 300kg nguyên liệu/mẻ đã được xây dựng.
Cơ chế hoạt động
Acid chlorogenic là sản phẩm của acid caffeic, hay chính xác hơn là este của nó, cũng chứa đồng phân lập thể của acid quinic. Thành phần này được chiết xuất từ cà phê xanh bằng cách sử dụng ethanol. Acid chlorogenic cũng có thể được tổng hợp từ cinnamic và acid quinic.
Cocamidopropyl Betaine là gì?
Có mặt phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm sạch trong gia đình, Cocamidopropyl Betaine (CAPB) là một axit béo tổng hợp được làm từ dừa hoặc cũng có thể được tổng hợp.
Với vai trò là chất hoạt động bề mặt, CAPB giúp làm sạch bụi bẩn trên bề mặt da/ đồ vật. CAPB còn là thành phần tạo bọt trong một số sản phẩm.
Tồn tại ở dạng lỏng nhớt, màu vàng và không có mùi đặc trưng, Cocamidopropyl Betaine tan được trong nước lẫn trong dầu. Chất này có độ pH vào khoảng 11–12, không có mùi hoặc có mùi nhẹ.

Trong sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là xà phòng tắm, dầu gội đầu, sữa tắm,… Cocamidopropyl Betaine là chất cần thiết được nhà sản xuất bổ sung vào công thức. Năm 1991, CAPB được Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR kết luận là chất an toàn (ở mức độ cho phép) để sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm làm sạch.
Nồng độ của CAPB không được vượt quá 3% đối với các sản phẩm mỹ phẩm lưu lại trên da trong thời gian dài.
Điều chế sản xuất Cocamidopropyl Betaine
Quy trình sản xuất các gốc betaine khác là tổng hợp từ betaine, trong khi đó với Cocamidopropyl Betaine, người ta cho dimethylaminopropylamine phản ứng với các axit béo từ dầu dừa hoặc dầu hạt cọ để tạo ra.

Amin chính trong dimethylaminopropylamine phản ứng mạnh hơn amin bậc ba, dẫn đến xảy ra sự bổ sung có chọn lọc để tạo thành một amit. Sau đó, kết quả của phản ứng trên, axit chloroacetic phản ứng với amin bậc ba còn lại để tạo thành C19H38N2O3, hay chính là Cocamidopropyl betaine.
Cơ chế hoạt động của Cocamidopropyl Betaine
Cocamidopropyl betaine có khả năng hòa tan tuyệt vời, cao bọt và làm dày lên hiệu suất. Kích ứng nhẹ và khả năng khử trùng khá tốt, khi Cocamidopropyl betaine kết hợp với các hoạt động bề mặt khác thì sẽ cải thiện chức năng điều chỉnh độ mềm của bề mặt đó.
Ngoài ra, Cocamidopropyl betaine còn có khả năng chịu nước tốt, chống tĩnh điện cùng khả năng phân hủy sinh học.
Isoquercitrin là gì?
Tên quốc tế: Isoquercitrin
PubChem CID: 5280804
Tên gọi khác: Isoquercetin, Hirsutrin, 3-Glucosylquercetin, Isotrifoliin, Quercetin 3-O-glucoside.
Isoquercitrin là một chất thuộc nhóm Flavonoid. Flavonoid là hợp chất cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Flavonoid xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại cây và rau quả như táo, hành tây, anh đào và nhiều hơn nữa. Isoquercitrin thuộc về một nhóm sắc tố thực vật được gọi là Flavonols (nhóm nhỏ của Flavonoid) mang lại màu sắc cho nhiều loại trái cây, hoa và rau củ.
Tất cả các Flavonoid đều có cấu trúc hóa học cơ bản giống nhau, hàng ngàn Flavonoid riêng biệt được xác định trong tự nhiên trên vô số các sự thay thế và kết hợp độc đáo. Cấu trúc phân tử của những phân tử này giống như Quercetin, nhưng một trong những nhóm hydroxyl trên vòng C đã được thay thế bằng một phân tử đường. Trong phân tử isoquercitrin, glucose được gắn vào C-3 của Quercetin.
Công thức hóa học của Isoquercitrin là C21H20O12, trọng lượng phân tử là 464.4 g/mol.

Isoquercitrin có nhiệt độ nóng chảy khoảng 226 độ C và là một tinh thể màu vàng ở nhiệt độ phòng. Độ hòa tan của nó trong nước thấp, chỉ 25.9 mg/l ở nhiệt độ phòng. Nó trở nên sẫm màu hơn sau khi được hòa tan trong nước kiềm.
Điều chế sản xuất Isoquercitrin
Isoquercitrin phân bố rộng rãi trong thực vật, bao gồm cây hàm ếch hay tam bạch thảo (Saururus chinensis), diếp cá (Houttuynia cordata), đỗ quyên lá vàng (Rhododendron gold leaf), đỗ quyên, bạch quả (Ginkgo biloba), dâu tắm trắng (Morus mulberry),... Tuy nhiên, hàm lượng isoquercitrin trung bình trong tự nhiên thấp, chỉ khoảng vài phần nghì, nên phần lớn được điều chế bằng phương pháp tổng hợp.

Isoquercitrin có hàm lượng tự nhiên thấp trong thực vật, và nó thường được điều chế bằng phương pháp thủy phân axit, thủy phân áp suất cao và các phương pháp khác trong công nghiệp. Các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp sắc ký cột để tách đơn phân isoquercitrin ra khỏi dịch chiết thực vật. Tuy nhiên, do hàm lượng isoquercitrin tự nhiên trong cây trồng thấp nên phương pháp này không chỉ cho năng suất thấp mà còn phải thực hiện một khối lượng công việc lớn và tiêu tốn nhiều thuốc thử nên hạn chế phần lớn ứng dụng của nó trong thực tế công nghiệp.
Công nghệ sinh học như biến đổi vi sinh vật và biến đổi xúc tác bằng enzym, thực chất là một phản ứng trao đổi chất sử dụng các enzyme tự do hoặc enzym phức tạp để thay đổi cấu trúc của các hợp chất lạ. Nó có ưu điểm là điều kiện ôn hòa, tính chọn lọc mạnh, ít phụ phẩm, sạch và thân thiện với môi trường, giá thành rẻ. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Hiện nay, phương pháp thủy phân bằng enzyme có ưu điểm là điều kiện phản ứng nhẹ, tính đặc hiệu mạnh, dễ kiểm soát phản ứng, khắc phục được những khuyết điểm của phương pháp điều chế isoquercitrin nêu trên. Wu Di và cộng sự đã sử dụng α-L-rhamnosidase do vi sinh vật tạo ra để biến đổi rutin, kết quả cho thấy hiệu suất của Isoquercitrin là 49,4% và độ tinh khiết của nó có thể đạt 98,3% sau khi tinh chế bằng sắc ký cột silica gel. Sun Guoxia và cộng sự đã sử dụng hesperidinase để thủy phân rutin điều chế isoquercitrin, và sử dụng chất lỏng ion để tăng sản lượng của isoquercitrin. Tỷ lệ chuyển hóa của sản phẩm cuối cùng đạt 99,27 ± 0,55%.

Ester là gì?
Một ester là một hợp chất hữu cơ kết quả từ phản ứng giữa oxoacid và hợp chất hydroxyl (như rượu và phenol). Nó tương tự như một axit cacboxylic có nguyên tử hydro thuộc nhóm -COOH được thay thế bằng nhóm alkyl hoặc aryl.
Ester là các phân tử phân cực, so với các axit cacboxylic có trọng lượng tương tự thì điểm sôi của ester thấp hơn vì giữa chúng không thể hình thành liên kết hydro. Thay vào đó, chúng có thể hình thành liên kết hydro giữa các nguyên tử oxy và nguyên tử hydro của các phân tử nước. Do đó, ester ít tan trong nước.

Khác với axit cacboxylic tương ứng thường có mùi khó chịu, ester có mùi trái cây. Những ester này là lý do cho mùi của nhiều loại trái cây (chẳng hạn dứa có mùi từ ethyl ethanoate) nên ngành công nghiệp thực phẩm từ lâu đã sử dụng ester để tạo mùi.
Cần biết là, ester chúng ta sử dụng trong một sản phẩm cụ thể để có mùi trái cây mong muốn không phải là hợp chất có trong nguồn tự nhiên. Tuy nhiên, ester có thể tạo ra hương vị và mùi tương tự. Hơn nữa, mặc dù hợp chất không giống như trong trái cây tự nhiên, nhưng không nguy hiểm khi ăn các sản phẩm thực phẩm này vì cấu trúc của ester gần giống với hợp chất tự nhiên.
Có trọng lượng phân tử thấp và có mùi thơm, este thường được sử dụng làm nước hoa, các loại tinh dầu và pheromone. Este còn là dung môi tốt cho các chất dẻo, chất hóa dẻo, nhựa cây và sơn mài. Đây cũng đồng thời là một trong chất bôi trơn tổng hợp lớn nhất trên thị trường.
Điều chế sản xuất Ester
Este được điều chế theo nhiều phương pháp phân theo từng loại este: Este của ancol, este của phenol, este không no.
Este của ancol
Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là tiến hành phản ứng este hóa, đun hồi lưu ancol và axit hữu cơ, có H2SO4 đặc làm xúc tác.

Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch. Để tăng hiệu suất phản ứng thuận:
-
Tăng nồng độ chất tham gia;
-
Giảm nồng độ sản phẩm bằng cách: Đun nóng để este bay hơi hoặc dùng H2SO4 đặc để hút nước. H2SO4 đặc vừa là xúc tác, vừa làm tăng hiệu suất phản ứng.
Este của phenol
Các este chứa gốc phenyl không điều chế được bằng phản ứng của axit cacboxylic với phenol mà phải dùng anhidrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol.
Điều chế một số este không no
RCOOH + HC=CH → RCOOCH=CH2
Cơ chế hoạt động của Ester
Este có trọng lượng phân tử thấp, cấu tạo không phức tạp lắm và rất dễ chế tạo bằng phương pháp tổng hợp. Hợp chất này dễ bay hơi, chúng liên tục phát tán vào không khí làm cho mũi của chúng ta nhận biết được mùi thơm của hoa quả.
Isononyl Isononanoate là gì?
Isononyl Isononanoate (còn được gọi là Pelargonic Acid), là một acid béo bao gồm một chuỗi 9 carbon trong một Cacboxylic Acid. Isononyl Isononanoate tồn tại ở dạng chất lỏng trong suốt, tan nhiều trong Cloroform, Ether và Hexane. Isononyl Isononanoate không tan trong nước.

Isononyl Isononanoate là một este làm mềm có dạng kem đặc nhưng không mang lại cảm giác nhờn dính. Làn da chúng ta sẽ trở nên mềm mại, nhất là da khô nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm chứa Isononyl Isononanoate.
Điều chế sản xuất Isononyl Isononanoate
Người ta sản xuất tổng hợp Isononyl isononanoate bằng cách ester hóa rượu isononyl và axit isononanoic. Thành phần Isononyl isononanoate này thể hiện nhiều đặc điểm độc đáo, như điểm đóng băng cực thấp, độ nhớt thấp, độ hòa tan.
Isononyl isononanoate có khả năng tương thích nhiều loại thành phần, bao gồm este, silic dễ bay hơi, khoáng chất và dầu thực vật.
Sản phẩm liên quan











